Bài 7: Động từ thể bị động trong tiếng Phần Lan
Trên con đường chinh phục ngôn ngữ Phần Lan, nắm chắc cấu trúc và động từ ở thể bị động là một trong những bước không thể thiếu. Hãy cùng Phương Nam tìm hiểu thêm về nó nhé.
Động từ thể bị động trong tiếng Phần Lan thường được dùng khi gặp những trường hợp như:
Khi ta không biết người thực hiện hành động là ai (Puuroni on syöty).
Khi người thực hiện hành động không cần được nói tới (Helsinkiin rakennetaan lisää taloja)
Để gợi ý rằng người nói muốn cùng người đối diện làm việc gì đó (Mennään elokuviin; Nukutaan pitkään).
Dấu hiệu nhận biết của thể bị động hiện tại trong tiếng Phần Lan là sự xuất hiện của -an/-än
Động từ loại 1: bỏ phần đuôi -a/-ä khỏi động từ nguyên mẫu và thêm -taan/-tään vào. Nếu phần đuôi động từ nguyên mẫu là -aa/-ää, thì bạn sẽ đổi -a- thành -e- trước -taan/-tään.
Động từ loại khác: thêm -an/-än vào động từ nguyên mẫu
Phủ định: bỏ -an/-än
Dấu hiệu nhận biết của thể bị động quá khứ trong tiếng Phần Lan là -tiin or -ttiin. Việc “hóc búa” hay xảy ra trong điểm ngữ pháp này là phải xác định có bao nhiêu chữ “t”. Đối với động từ loại 1, 4, 5 và 6, chúng ta sẽ có -tt- và còn đối với động từ loại 2 và 3 thi chúng ta sẽ có -t-.
Động từ loại 1: loại bỏ phần cuối -a/-ä và thêm -ttiin. Nếu đó là 1 động từ nguyên mẫu kết thúc với -aa/-ää thì -a- sẽ chuyển thành -e- và đứng trước ttiin.
Động từ loại 2 và 3: bỏ 2 chữ cái cuối cùng của động từ nguyên mẫu và thêm -tiin.
Động từ loại 4,5 và 6: bỏ 2 chữ cái cuối của động từ nguyên mẫu và thêm -ttiin.
Phủ định: bỏ -tiin hoặc -ttiin và thêm -(t)tu/-(t)ty.
Dấu hiệu nhận biết của thể bị động quá khứ trong tiếng Phần Lan là -taisiin và -ttaisiin. Đối với động từ loại 1, 4, 5 và 6, chúng ta sẽ có -tt- và còn đối với động từ loại 2 và 3 thi chúng ta sẽ có -t-.
Động từ loại 1: loại bỏ phần cuối -a/-ä và thêm -ttaisiin. Nếu đó là 1 động từ nguyên mẫu kết thúc với -aa/-ää thì -a- sẽ chuyển thành -e- và đứng trước ttaisiin.
Động từ loại 2 và 3: bỏ 2 chữ cái cuối cùng của động từ nguyên mẫu và thêm -taisiin.
Động từ loại 4,5 và 6: bỏ 2 chữ cái cuối của động từ nguyên mẫu và thêm -ttaisiin.
Phủ định: bỏ (-in) của thể bị động điều kiện khẳng định
Dấu hiệu nhận biết của thể bị động quá khứ trong tiếng Phần Lan là (t)tava và -(t)tävä. Đối với động từ loại 1, 4, 5 và 6, chúng ta sẽ có -tt- và còn đối với động từ loại 2 và 3 thi chúng ta sẽ có -t-.
Động từ loại 1: loại bỏ phần cuối -a/-ä và thêm -ttava/-ttävä. Nếu đó là 1 động từ nguyên mẫu kết thúc với -aa/-ää thì -a- sẽ chuyển thành -e- và đứng trước -ttava/-ttävä.
Động từ loại 2 và 3: bỏ 2 chữ cái cuối cùng của động từ nguyên mẫu và thêm -tava/-tävä.
Động từ loại 4,5 và 6: bỏ 2 chữ cái cuối của động từ nguyên mẫu và thêm -ttava/-ttävä.
Dấu hiệu nhận biết của thể bị động quá khứ trong tiếng Phần Lan là -(t)tu và -(t)ty. Đối với động từ loại 1, 4, 5 và 6, chúng ta sẽ có -tt- và còn đối với động từ loại 2 và 3 thi chúng ta sẽ có -t-.
Động từ loại 1: loại bỏ phần cuối -a/-ä và thêm -ttu/-tty. Nếu đó là 1 động từ nguyên mẫu kết thúc với -aa/-ää thì -a- sẽ chuyển thành -e- và đứng trước -ttu/-tty.
Động từ loại 2 và 3: bỏ 2 chữ cái cuối cùng của động từ nguyên mẫu và thêm -tu/-ty.
Động từ loại 4,5 và 6: bỏ 2 chữ cái cuối của động từ nguyên mẫu và thêm -ttu/-tty.
Tags: tiếng Phần Lan, học tiếng Phần Lan, ngữ pháp Phần Lan, bị động trong tiếng Phần Lan, thể bị động, thể bị động trong tiếng Phần Lan, tự học tiếng Phần Lan, học tiếng Phần Lan cho người bắt đầu
THƯ VIỆN LIÊN QUAN
Bảng chữ cái tiếng Phần Lan có 29 ký tự, trong đó có đến 26 ký tự giống với bảng chữ cái tiếng Anh, nhưng cách phát âm thì khác hoàn toàn. Hãy cùng...
Những lời chào đầu tiên bằng tiếng Phần Lan sẽ giúp bạn thêm tự tin để bắt đầu một cuộc trò chuyện với mọi người. Và từ đó mang lại nhiều cơ hội...
Bài tập thực hành về chủ đề các từ trái nghĩa yêu cầu bạn phải có kiến thức cơ bản vững chắc để có thể giải đáp các câu hỏi trong bài tập.
Thành thạo từ vựng về chủ đề số đếm trong tiếng Phần Lan bạn đã có thể tự tin thể hiện tự tin đối diện với những con số mà chẳng phải ngại gì nữa.
Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060
Lịch khai giảng
TÌM KIẾM LỊCH KHAI GIẢNG